Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

002 On Off Valve- Chức năng



Tiếp theo phần cấu tạo cơ khí lần này mời các bạn thưởng thức một cách phân loại khác là phân loại theo chức năng. Cách phân loại này sẽ cho các bạn biết vị trí của valve trong hệ thống công nghệ và lý do tồn tại của nó. Khỏi vòng vo thì valve được chia làm 2 nhánh lớn là nhóm Throtling và nhóm On/Off. Nhóm On/Off là nhóm valve chỉ có 2 trạng thái hoặc là đóng hoặc là mở còn Throttling là hoạt động trên nhiều dải khác nhau, vì đặc điểm này mà đa phần valve điều khiển nằm trong nhóm throtling. Bây giờ ta sẽ đi sâu vào từng loại thay vì cưỡi @ xem hoa.

On/Off:
On hay off là để phân biệt trạng thái acting của valve bị sự kích hoạt hoặc khi bản thân valve bị sự cố. On là để chỉ trạng thái khi valve của valve là mở khi bị kích hoạt còn off thì ngược lại. Đa phần On/Off valve dùng ball valve, cũng có trường hợp là dùng Gate valve. Bản thân trong nhóm On/Off có nhiều loại, thay vì bắt đầu bằng loại On ta lại bắt đầu bằng Off, cái này không phải cho ngược đời mà là cho dễ hiểu vì nhóm Off này khá nhiều. Nhóm Off đa số là Shutdown Valve (SDV) nên gọi phứt luôn là SDV cho tiện.

·         SDV: SDV theo đúng tên gọi của nó là để đóng khi bị sự cố, sự cố có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như cháy, có đám mây khí qua hệ thống F&G hay có lệnh dừng khẩn cấp khi có một thông số công nghệ nào đó cao hoặc thấp bất bình thường qua hệ thống SIS (Safety Instrumented System) hoặc qua DCS-Distributed Control System(gọi BPCS – Basic Process Control Systemhay PCS Process Control System) cũng ok tuỳ công ty..
SDV bản thân nó cũng có nhiều loại- nếu phân chia theo độ tin cậy thì có SDV thường (SIL1 và2) và HIPPS valve tức là valve đạt Safety Integrity Level 3- riêng SIL 4 chưa thấy trong Oil and Gas mà chỉ nghe nói có dùng trong công nghiệp hột nhơn. Nếu tính theo độ tin cậy thì HIPPS chỉ được phép không thành công 1 trong 1000 lần đóng mở. Còn làm thế nào để chia nhóm nó là SIL 3 thì cần đánh giá nó khi tính đến các hậu quả mà nó gây ra như con người, môi trường và tài sản. Ngoài độ tin cậy SIL 3 còn phải đóng đủ nhanh để đảm bảo các dòng lưu chất ở thượng nguồn không thể gây tai nạn cho hạ nguồn hoặc ngược lại.. Các bạn nên nhớ valve SIL 3 rất đắt và thời gian giao hàng lâu và chỉ khuyến cáo dùng khi không còn giải pháp nào khác. Valve có SIL 3 này khá hiếm gặp, hiện ở Offsore việt nam có tầm 5 cái.
Nãy giờ quanh co chuyện phân loại vậy lý do gì mà SDV được lắp đặt. SDV thông thường đặt theo từng phân khu có chung chức năng, đơn giản như từ đầu giếng đến cụm manifold là có 1 SDV nếu rating khác nhau, hoặc từ Test facility đến production manifold cũng có 1 cái SDV khác nữa (nếu rating thẳng tưng bằng nhau thì gọi là Switch valve nha). Tiến lên chỗ xa hơn là cái CPP, FPSO thì sẽ thấy rất nhiều SDV giữa các cụm công nghệ tiêu biểu là Inlet separation, dehydration, compression, dewpoiting etc… Chưa biết có chỗ nào ghi cách chia SDV chưa nhưng theo mục đích đặt SDV nhằm:

·         Tạo cách ly giữa các nhóm thiết bị có cùng chức năng để dễ khởi động, chạy thử.
·         Làm nhỏ các cụm có chứa hydrocarbon để tránh tai nạn leo thang qua các khu vực khác khi có rò rỉ, gãy, vỡ ống do các nguyên nhân bên ngoài. Cái này đi đúng với tôn chỉ càng nhỏ, càng thấp càng friendly càng tốt của Inherent Process Safety.
·         Phân chia các khu vực có thông số vận hành giống hoặc gần giống nhau để giảm giá mua sắm. Cái này có thể thấy tại cụm máy nén ly tâm  lúc nào áp suất thiết kế tại bình suction cũng rất cao so với áp suất vận hành nhưng nhỏ hơn áp suất cửa xả. Áp suất được chọn thiết kế này là do lúc shutdown máy nén thì cả 2 valve suction và discharge cùng đóng, lúc này bọn 1 phần khí ở discharge sẽ lộn ngược lại đầu suction và làm tăng áp ở đây. Như vậy nếu không có  cái SDV ở đầu suctin thì dòng khí này sẽ tiếp tục đi mãi về phía trước cho đến khi nó gặp 1 SDV nào đó chắn giữa đường nó hoặc 1 vật cản như valve 1 chiều, lúc này toàn bộ phần thiết bị phía trước phải được thiết kế để chịu đựng áp suất lộn ngược này, mà áp suất thiết kế tăng thì thành thiết bị dày lên và cuối cùng là giá cao hơn. Cần lưu ý là chỉ SDV mới được coi là valve có chức năng cách ly chứ các loại Control valve dù có đóng được cũng không coi là có chức năng này.
·         Blowdown valve: hay còn gọi là depressurization valve. Blowdown valve là ?trước tiên nó nằm trong nhóm On valve và thứ 2 nó là một cái valve để giải phóng hydrocarbon đi ra đuốc hoặc vent nếu khu vực đó bị sự cố, sự cố nghiêm trọng là bị cháy tại khu vực có hydrocarbon ở áp suất cao, áp suất cao trong ống kết hợp với sự giảm cơ tính của vật liệu do quá nóng dẫn đến khả năng gãy, vỡ, do đó cần phải di chuyển hydrocarbon đi chỗ khác. Nếu quý vị đi trong 1 số công ty dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ thấy khẩu hiệu “Keep it in pipe”, cái này chưa đúng vì nếu nó bị đốtở đáy thì tốt nhất là di chuyển nó đi chỗ khác cho đỡ nóng trước khi ống bị bể. Do đó khẩu hiệu đúng phải là “Keep it in pipe and dispose it to the right place”. Nhóm blowdown valve này nói cho đúng là chỉ cho dòng bị tắc phía trước nó đi chỗ khác, đằng sau BDV luôn có 1 orifice nhằm điều tiết dòng tránh cho việc xộc ra 1 đống hydrocarbon 1 lúc rồi sau đó không còn gì, lúc đó hệ thống đuốc hoặc vent sẽ cực to chỉ để phục vụ bọn BDV xả ra trong có vài giây. Cái orifice để hạn chế dòng thực ra chỉ là 1 cái đĩa thép có đục 1 cái lỗ nhỏ ở giữa vừa đủ cho 1 dòng khí cố định đi vào. Tính toán cái lỗ này khá phức tạp, tiêu chuẩn tính phổ biến là áp hệ thống mà nó bảo vệ về 100 psig trong vòng 15 phút. Một đặc điểm cần nhớ là BDV nếu có thể làm được thì nên xài loại full bore để giảm yếu tố. tắc nghẽn lúc xả áp- cái này tuy không bắt buộc nhưng là yếu tố khuyến cáo. Một câu hỏi khá hay gặp là chả nhẽ chỗ nào bị “giam” cũng phải có automatic blowdown? Cái này trong thực tế là tuỳ cơ ứng biến, chỗ nào có inventory lớn thì phải blowdown còn nhỏ quá thì chậc lưỡi bỏ qua, thế nhỏ là bao nhiêu? Tiêu chuẩn Norsok là quá 1 tấn hydrocarbon trong đoạn ống bị “nhốt” thì phải blowdown, tiêu chuẩn Pháp thì tính thêm cả yếu tố áp suất qua công thức PxV nếu tích số này >100 bargxm3 thì phải có blowdown còn không thì thôi. BP thì thoáng hơn, cho hẳn 30 tấn hydrocarbon làm gì thì làm, nếu quá số đó thì vui lòng gắn Automatic blowdown giùm. Đó là piping thế pipeline thì xử lý ra sao? Chã nhẽ cứ vài m hoặc vài trăm m là phải lắp 1 blowdown valve? Tất nhiên chẳng ai làm kiểu đó cả mà có quy định hẳn về mật độ dân cư/1 trạm blowdown hay còn gọi là line break valve station. Nói chung các quy định như trên chỉ mang tính quy ước, thực tế là tuỳ vị trí mà quyết định biến báo, việc làm  vài automatic blowdown valve không khó nhưng đi kèm nó là hệ thống vent hoặc đuốc đòi hỏi phải đặt cách xa vị trí con người thường có mặt, đầu tư này thường khá đắt đỏ và chỗ rất dễ bị “điểm huyệt” đầu tiên khi xem xét tài liệu thiết kế.

·       On off control valve: On/Off control valve là mấy valve vừa On vừa Off tuỳ theo nhu cầu điều khiển,vì chức năng như vậy nên nó được nối trực tiếp vào hệ thống DCS thay vì SIS và không được tính tới như là 1 phương tiện cách ly trong HAZOP. Nhóm này cũng thấy khá phổ biến trong các nơi cần tich áp hay mức tại các bình khi lưu lượng quá nhỏ và việc duy trì cả mức và áp một cách liên tục là không cần thiết. Nguyên tắc hoạt động khá đơn giản là “đầy rồi xả”.

·         Hot gas bypass: valve này khá hiếm gặp trong thực tế. Nó thường được cắm từ đầu xả đến đầu hút của máy nén, valve này chỉ được sử dụng khi nhóm anti surge valve mở không đủ nhanh để bù dòng cho máy nén khi máy nén rơi vào vùng surge. Vùng surge hiểu nôm na là vùng mà máy nén rung dữ dội do thiếu dòng đi vào máy nén, cụ thể surge là cái thì xin mời gúc gù nha. Để máy nén không đi vào vùng surge thì thường hay lắp 1 cái Anti Surge Valve lấy chỗ mát nhất của máy nén để lộn ngược lại đầu hút, nguyên nhân lấy chỗ mát nhất là vì lúc nén nhiệt độ khí sẽ tăng lên (xin mời xem nhiệt động học nha) nếu lấy chỗ nóng rồi nhồi lại đến chỗ nóng hơn thì toàn bộ đống kim loại ở ca xả sẽ hoạt động ở nhiệt độ rất cao và hư nhanh, tuy nhiên Anti Surge Valve do lấy ở chỗ mát nhất nên đoạn từ cửa xả đến Valve khá xa nên thỉnh thoảng phản ứng chậm tức là máy nén đã vào vùng surge thì valve mới bắt đầu xong hành trình của mình, đó là lý do của Hot gas bypass valve. Hot gas bypass cũng coi là fast acting valve nhưng khác ở chỗ là bọn ASV cho phép máy nén duy trì hoạt động 1 thời gian còn Hot gas bypass chỉ cứu máy nén khi bị sự cố là xong nhiệm vụ.

·         Subsea SDV: Còn gọi là SSIV, hay valve ngầm. Bọn này đặt là để cách ly khu có người ra khỏi phần ống dầu hoặc khí chứa hydrocarbon rất lớn trong pipeline. Tuỳ theo mật độ người, xác suất mà đoạn ống từ valve SDV  cuối cùng trên topside có thể bị vỡ mà quyết định có nên đặt SSIV hay không. Bài học từ vụ Piper alpha là bài học rất đáng lưu tâm trong trường hợp này. Ngày nay rất nhiều valve ngầm đã được thay thế bằng Subsea Checkvalve do bớt được phần hydraulic, J tube nhưng vẫn phong trào này vẫn chỉ dừng ở vùng nước sâu do chi phí lặn ngụp để mở valve khi phóng pig vẫn còn lớn.


sẽ cực to chỉ để phục vụ bọn BDV mất dạy lúc nó xuất tinh trong có vài giây.ồi sau đó dell còn gì.sự cố


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét